Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Báo động bệnh tiểu đường tại Việt Nam: hơn 3 triệu đang người mắc bệnh

Thứ ba, 04-02-2020 15:40 PM

Mặc dù chỉ là quốc gia đang phát triển nhưng Việt Nam lại thuộc nhóm những nước có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) hàng đầu trên thế giới.

 

 

Hàng triệu người Việt Nam đang bị đái tháo đường

Theo số liệu thống kê của Bộ y tế năm 2019, số người đang phải sống chung với bệnh tiểu đường tại Việt Nam là khoảng 3,5 triệu. Đáng lo ngại hơn khi Bộ dự báo rằng nếu như không có các biện pháp can thiệp dự phòng thì con số này có thể sẽ tăng lên gấp đôi vào năm 2045.

Cũng theo Bộ Y tế thì có đến 69% người Việt bị tăng đường huyết chưa được phát hiện, chỉ 29% người bệnh đang điều trị. Người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp hai lần so với người trẻ.

Cần phải đặc biệt lưu ý rằng: tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa, bệnh tim mạch, suy thận và cắt cụt chi. Khoảng 70% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể phòng ngừa hoặc trì hoãn nhờ lối sống lành mạnh như tăng cường vận động, kiểm soát cân nặng và chế độ ăn.

 

Các chuyên gia nói về bệnh tiểu đường tại Việt Nam

Tại lễ hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường (14/11/2019), Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết :“ Đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm đang gia tăng ở Việt Nam, là gánh nặng cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Sàng lọc các biến chứng bệnh đái tháo đường là một phần quan trọng để quản lý bệnh hiệu quả, bảo đảm sức khỏe tối ưu cho người bệnh”.

Tiến sĩ Nguyễn Quang Bảy (Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết :“Tình trạng trẻ hóa bệnh nhân tiểu đường cũng đang là vấn đề đáng lo ngại. Có trẻ 14, 15 tuổi mắc bệnh, thường béo phì, gáy và nách thường có gai đen (có đám da sần và chuyển màu). Điều trị nhóm này khó khăn hơn vì thuốc uống hạ đường huyết thường ít được nghiên cứu ở trẻ em, tuân thủ điều trị kém, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt không thể giống như người lớn”.

Bác sỹ Bảy còn chia sẻ thêm rằng :"Có bệnh nhân 16 tuổi cao 1,83 m nặng 88 kg, nhập viện vì đường máu quá cao. Sau khi điều trị, cân nặng vẫn tăng do chế độ ăn không đảm bảo, đi học thường xuyên ăn thêm".

Đái tháo đường ở người trẻ thì biến chứng nặng hơn, thời gian dẫn đến biến chứng sớm hơn, nguy cơ cao hơn so với người lớn tuổi. Do đó, để phòng tránh bệnh, bố mẹ cần kiểm soát chế độ ăn và cân nặng cho trẻ”.

Cũng trong ngày 14/11, Bộ Y tế đã giới thiệu Ứng dụng Hành trình bệnh đái tháo đường (Diabetes Journey). Đây là ứng dụng kỹ thuật số đơn giản trên điện thoại di động, được xây dựng dựa trên các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường tuýp 2, danh mục thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc...

Ứng dụng này chỉ dẫn về chẩn đoán khách quan, đề xuất lựa chọn điều trị phù hợp... "Đây là công cụ hữu ích cho các bác sĩ, đặc biệt là cán bộ y tế tuyến cơ sở điều trị bệnh nhân tiểu đường", ông Khuê nói.

Giải pháp kỹ thuật số này là một phần Bản ghi nhớ giữa Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam về giáo dục sức khỏe. Ứng dụng đã được triển khai ở một số nước có tình trạng bệnh đái tháo đường tương tự như Việt Nam.

 

>>> Xem thêm:

Danh sách nhà thuốc