Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800 1044

Zalo: 0984.464.844

Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường

Thứ ba, 11-02-2020 15:37 PM

Trong các biến chứng nguy hiểm của bệnh Đái tháo đường, biến chứng bàn chân là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt cụt chi không do chấn thương. Theo một nghiên cứu thống kê, loét bàn chân thường xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường, ước tính tỷ lệ mắc vào khoảng 7,7% so với tỷ lệ 2,8% ở bệnh nhân không bị đái tháo đường. Tỷ lệ loét bàn chân trong những người mắc đái tháo đường thông thường từ 4 – 10%, thấp hơn ở người trẻ (1,5 – 3,5%) và cao hơn ở người già (5 – 10%).

Mặc dù tỷ lệ mắc biến chứng bàn chân đái tháo đường rất cao, tuy nhiên, trên thực tế, số lượng bệnh nhân được thăm khám bàn chân hàng năm bởi các bác sĩ chuyên khoa còn thấp, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tăng cường các biện pháp dự phòng nhằm giảm thiểu các nguy cơ dẫn đến biến chứng bàn chân đái tháo đường.

 

  1. Bàn chân đái tháo đường là gì?

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), bàn chân đái tháo đường được định nghĩa là bàn chân của người bệnh đái tháo đường với loét, nhiễm trùng và/hoặc phá hủy mô sâu, kết hợp với bất thường thần kinh và các mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.

Chăm sóc bàn chân đái tháo đường

Bàn chân đái tháo đường

 

  1. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến biến chứng bàn chân đái tháo đường

  • Tiền sử các bệnh lý về bàn chân, biến dạng hoặc cắt cụt chi
  • Bệnh động mạch ngoại biên
  • Bệnh lý thần kinh ngoại vi
  • Kiểm soát đường huyết kém
  • Đái tháo đường trong thời gian dài
  • Chấn thương (bảo vệ chân kém, đi chân trần, vật lạ trong giày)
  • Suy giảm thị lực
  • Hình thành cục chai sần
  • Giới hạn vận động khớp

 

  1. Cách chăm sóc bàn chân đái tháo đường

  • Tập thói quen kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Khi tắm hoặc bất kỳ khi nào như ngồi chơi, nói chuyện…có thể kiểm tra toàn bộ bề mặt da để phát hiện sớm bất kỳ tổn thương nào ở bàn chân như vết thương, trầy xước, vết loét, cục chai, mắt cá, mụn cóc, móng quặp, phồng nước…

  • Quan tâm các vết chai (vùng da dày cộm) ở bàn chân
  • Vết chai thường tạo bởi do sự ma sát giữa giày và bàn chân thường có ở mu bàn chân. Các cục chai cứng hay thấy ở gan bàn chân do sự tì đè trọng lượng của cơ thể lên chỗ xương gồ ghề. Những vết chai và cục chai cứng dễ tạo ra những bóng nước (nốt phồng) ở bên cạnh, khi vỡ sẽ gây nhiễm trùng. Khắc phục điều này tốt nhất nên mang giày vừa chân.
  • Khi có vết chai rồi cần phải cắt tỉa thường xuyên để ngăn ngừa bóng nước và nứt nẻ, lưu tâm săn sóc khi xuất hiện những bóng nước để tránh nhiễm trùng.
  • Kiểm soát đường huyết

Kiểm soát đường huyết kém có thể dẫn đến một số biến chứng, bao gồm rối loạn tuần hoàn mạch máu ngoại vi và sự phát triển của các bệnh lý về thần kinh.

Duy trì chỉ số đường huyết gần với mục tiêu mà bác sĩ của bạn đưa ra có thể làm giảm các biến chứng bàn chân và các biến chứng khác của đái tháo đường.

  • Bảo vệ bàn chân của bạn

Tránh các tình huống có thể làm tăng nguy cơ tổn thương bàn chân (ví dụ đi chân không, tiếp xúc với nước nóng, sử dụng tấm sưởi chân ấm), thậm chí một vết xước hay vết đứt nhỏ cũng có thể gây ra nguy cơ đáng kể; luôn mang giày hoặc dép để bảo vệ bàn chân.

  • Không hút thuốc lá

Việc hút thuốc lá sẽ làm giảm sự tưới máu xuống chi dưới, teo hẹp thêm các mạch máu ở chân vốn đã bị hẹp và xơ cứng lại trong bệnh tiểu đường, làm tăng nguy cơ xuất hiện các vết loét và nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

  • Vệ sinh, chăm sóc chân hàng ngày

Ngâm hoặc rửa bàn chân bằng nước ấm hàng ngày; lau khô cẩn thận, đặc biệt ở vùng kẽ chân; thoa kem dưỡng ẩm, ngoại trừ vùng kẽ chân.

  • Đi thăm khám thường xuyên

Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), tất cả bệnh nhân trưởng thành mắc đái tháo đường nên được thăm khám bàn chân toàn diện hàng năm bởi các bác sĩ chuyên khoa để phát hiện các yếu tố nguy cơ.

Thăm khám bàn chân định kỳ hằng năm, đến gặp các chuyên gia chữa bệnh về chân để được hướng dẫn chăm sóc móng và các thủ thuật khác nếu cần thiết.

  • Chọn lựa giày dép và tất chân phù hợp

Hàng ngày, nên mang tất (loại vải cotton) sạch, khô và thoải mái; đảm bảo giày dép phải vừa chân; sử dụng các loại giày dép dành riêng cho bệnh nhân đái tháo đường nếu bệnh nhân đã có các vết chai sần hoặc bàn chân bị biến dạng.

 

Bệnh nhân đái tháo đường rất dễ mắc phải biến chứng bàn chân đái tháo đường với tình trạng viêm, loét, nhiễm trùng… Để bảo vệ bàn chân của mình tránh khỏi những biến chứng khó lường của bệnh đái tháo đường, các bệnh nhân này hãy chú ý đến những gợi ý về chăm sóc bàn chân được nêu ra trong bài viết trên.

 

>>> Xem thêm:

Danh sách nhà thuốc