Những bệnh truyền nhiễm luôn là nỗi lo lắng, bất an của không ít các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dưỡng con nhỏ. Chúng không chỉ khiến việc chăm sóc con thêm phần vất vả, mà còn làm gián đoạn sự phát triển bình thường của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ điểm danh 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, cũng như dấu hiệu nhận biết và biện pháp phòng ngừa. Xin cha mẹ hãy lưu tâm!
Top 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em - Cha mẹ xin hãy lưu tâm!
Top 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em
Bệnh truyền nhiễm là những bệnh lý do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây ra và có khả năng lây lan từ người sang người một cách trực tiếp hay gián tiếp (qua vật dụng, vật chủ trung gian,...).
Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải bệnh truyền nhiễm, nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc phải hơn cả. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện như người trưởng thành và còn thiếu kỹ năng tự bảo vệ bản thân.
Các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em rất đa dạng, từ hô hấp, tiêu hóa hay bệnh ngoài da,.... Trong đó, 5 bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở trẻ em có thể kể đến như:
Bệnh tay chân miệng
Đây là bệnh do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus E71 gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh là mệt mỏi, đau họng và sốt nhẹ. Sau khoảng 2 ngày, các nốt mụn nước bắt đầu xuất hiện trong lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi ở mông hoặc quanh hậu môn của trẻ.
Một số trẻ còn gặp phải tình trạng viêm loét, với kích cỡ nốt loét khoảng 2 – 3mm trong khoang miệng. Điều này gây cảm giác đau khi nhai nuốt, khiến trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn.
Sốt xuất huyết
Đây là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra với vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn. Ở giai đoạn khởi phát, trẻ bị sốt cao đột ngột và liên tục trên 38 độ C, kèm theo quấy khóc, chán ăn, buồn nôn và nôn trớ, sung huyết ở da, chảy máu chân răng.
Vào khoảng ngày thứ 3 - 6, trẻ có thể gặp phải những tình trạng như dịch tràn phổi khiến bụng bị sưng phù, gan to bất thường, mí mắt phù nề, tiểu ra máu, chảy máu mũi, tụt huyết áp, đầu và tứ chi lạnh.
Sau giai đoạn trên khoảng 48 – 72 giờ, trẻ sẽ bắt đầu hạ sốt, huyết áp ổn định, tiểu nhiều và thèm ăn hơn. Khi xét nghiệm máu, số lượng bạch cầu tăng nhanh và số lượng tiểu cầu trở về mức bình thường.
Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em.
Bệnh sởi
Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thuộc nhóm Paramyxo gây ra, có thể lây truyền từ người sang người thông qua đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện). Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 8 - 11 ngày. Sau đó, trẻ sẽ sốt từ 38,5 – 40 độ C, quấy khóc, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, ăn vào dễ bị nôn hoặc tiêu chảy.
Tiếp đó, các nốt ban bắt đầu xuất hiện, từ sau tai, lan ra mặt, cổ, ngực, lưng, tay và chân. Các nốt ban có màu hồng, kích thước nhỏ, mọc rải rác hoặc dính liền với nhau thành từng đám tròn 3 – 6mm trên bề mặt da. Ở giai đoạn hồi phục, các nốt ban dần biến mất và để lại vết thâm trên da.
Bệnh cúm
Đây là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa xuân. Trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc cúm do sức đề kháng kém.
Khoảng 2 ngày sau khi tiếp xúc với virus, trẻ bắt đầu bị sốt nhẹ rồi tăng cao đến 39 độ C, kèm theo ớn lạnh, đổ mồ hôi, ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, đau nhức cơ bắp, biếng ăn, nôn mửa hoặc bị tiêu chảy.
Bệnh thủy đậu
Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, chủ yếu do virus Varicella Zoster gây ra. Loại virus này có khả năng lây qua đường không khí, khi hít phải giọt bắn do người bệnh ho, hắt hơi hay chảy mũi.
Thời gian ủ bệnh từ 14 ngày đến 17 ngày, không có triệu chứng nào. Sau đó, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 – 40 độ C, quấy khóc, co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp.
Ở giai đoạn toàn phát, trên da của trẻ sẽ có các ban đỏ và chuyển thành nốt phỏng nước trong sau vài giờ. Từ 24 – 48 giờ, nốt ban ngả màu vàng, có hình cầu nổi trên bề mặt da, mọc rải rác toàn thân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi hoặc viêm não.
Thủy đậu thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi.
Khi trẻ gặp phải những dấu hiệu bất thường kể trên, việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm là đưa trẻ đến những bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, bất cứ bệnh lý nào cũng sẽ làm gián đoạn sự phát triển bình thường của trẻ khi không may mắc phải. Do đó, biện pháp tốt nhất để giúp trẻ luôn khỏe mạnh chính là phòng ngừa từ sớm.
Biện pháp phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em
Có thể thấy, vì đây là những bệnh lý truyền nhiễm nên chúng rất dễ lây lan từ trẻ này sang trẻ khác và tạo thành những ổ dịch. Do đó, biện pháp đầu tiên chính là tập cho trẻ cách tự bảo vệ bản thân như: Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên; giữ vệ sinh cá nhân; hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng; không sử dụng chung vật dụng cá nhân,...
Hãy tập cho trẻ thói quen rửa thay thường xuyên.
Đồng thời, cha mẹ nên chú ý cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng theo từng độ tuổi; tiêm phòng cho trẻ đúng lịch; giữ ấm cho trẻ vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè; cho trẻ tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên; mắc màn khi đi ngủ;...
Bên cạnh đó, do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, nên cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm những sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Và BoniKiddy + chính là sản phẩm như vậy.
BoniKiddy + - Bí quyết chăm con khỏe, mẹ yên tâm
BoniKiddy + có chứa sữa non với nhiều kháng thể tự nhiên như: IgG, IgA, IgF,… và các vitamin A, E, B2, B3, K,… giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, tăng cường thể lực, phát triển não bộ và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.
Đồng thời, BoniKiddy + còn được bổ sung thêm Bột hoa cúc tây, 5 tỷ lợi khuẩn, men bia, sữa ong chúa, vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích trẻ ăn ngon, hấp thu tốt, hạn chế nguy cơ mắc những bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa.
Thành phần của BoniKiddy +.
BoniKiddy + được sản xuất bởi hệ thống máy móc hiện đại bằng công nghệ siêu nano Microfluidizer, giúp đưa các thành phần về kích thước siêu nhỏ. Nhờ đó, sản phẩm có độ ổn định cao, kéo dài hạn sử dụng, loại bỏ được các nguồn tạp chất, ô nhiễm và tăng khả năng hấp thụ có thể lên tới 100%.
Dùng BoniKiddy + như thế nào?
BoniKiddy + có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên vô cùng an toàn với trẻ em. Khi dùng, cha mẹ tách vỏ nang, hòa bột bên trong với nước ấm, nước hoa quả hoặc sữa cho bé uống. Liều dùng như sau:
- Đối với trẻ dưới 3 tuổi, bạn cho bé dùng 2 viên/ngày, chia thành 2 lần.
- Đối với trẻ trên 3 tuổi, bạn cho bé dùng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần.
Để có hiệu quả tốt nhất , bạn nên cho bé dùng liên tục, một liệu trình tối thiểu từ 2 – 3 tháng.
BoniKiddy + giá bao nhiêu?
Sản phẩm BoniKiddy + có giá niêm yết là 405.000 đồng (lọ 60 viên) và 230.000 đồng (lọ 30 viên). Bạn có thể gọi điện tới tổng đài miễn cước 1800.1044, dược sĩ sẽ tư vấn và gửi hàng về tận nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua sản phẩm tại các quầy thuốc tây có phân phối BoniKiddy + trên toàn quốc.
Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích về triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, cũng như cách phòng ngừa hiệu quả. BoniKiddy + là sản phẩm không thể thiếu để giúp trẻ lớn nhanh và khỏe mạnh. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Trẻ mệt mỏi chán ăn sau khi hết sốt, khỏi ốm - Mẹ phải làm sao?
- Top 5 lợi ích tuyệt vời của sữa ong chúa đối với sức khỏe