Chuột rút là một triệu chứng rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó xảy ra nhiều hơn ở những người trung niên và cao tuổi.
Chuột rút là những cơn co thắt của một cơ hay một nhóm cơ, thường nhất là những cơ ở mặt sau cẳng chân. Các cơn này xảy ra đột ngột, ngoài ý muốn của con người. Các cơn co thắt có thể kéo dài trong vài giây hoặc kéo dài đến trên 10 phút.
Chuột rút có thể rất đau, nhiều người mô tả cơn đau như bóp chặt cẳng chân và gây ra nỗi kinh hoàng lo sợ cho rất nhiều người. Ở một số người các cơn chuột rút có thể xảy ra liên tục và có khi kéo dài trong vài ngày. Đau do chuột rút có thể vẫn còn gây khó chịu đến tận ngày hôm sau. Sau khi bị chuột rút, bệnh nhân đi lại rất khó khăn.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chuột rút
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chuột rút: do thiếu oxy đến cung cấp cho cơ, hoặc rối loạn một số chất điện giải quan trọng như: thiếu canxi hoặc kali máu.
Hiện tượng thiếu oxy và chất điện giải hay xảy ra nhất ở người cao tuổi còn sức khỏe dồi dào, khả năng lao động còn tốt hoặc tập thể thao với các động tác vận động nhiều, liên tục không nghỉ ngơi hoặc đứng, ngồi quá lâu, ngủ nằm tư thế chân không đúng. Do đó, làm cho lượng mồ hôi bài tiết quá nhiều mà không được bù đắp hoặc bù đắp nhưng không đủ.
Chuột rút còn gặp ở người cao tuổi do mắc bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp trạng, rối loạn chuyển hóa, rối loạn thần kinh thực vật (hay ra mồ hôi và ra liên tục cả ban ngày lẫn ban đêm), thiếu máu, Parkinson, các rối loạn về thần kinh, bệnh mạch máu hai chân (suy giãn tĩnh mạch hoặc tắc mạch), xơ gan, người có bàn chân phẳng (dị dạng bàn chân). Chuột rút có thể xảy ra ở những người bệnh đang dùng một số thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, clofibrate, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp nifedipine, thuốc dạ dày cimetidine, giãn phế quản salbutamol, terbutaline...) hoặc do lọc thận.
Tuy nhiên, nguyên nhân gây chuột rút thường hay gặp nhất trong y khoa là tình trạng chuột rút về ban đêm do suy hệ thống tĩnh mạch của chân.
Người ta thấy rằng có đến trên 70% số bệnh nhân suy tĩnh mạch bị chuột rút về ban đêm. Có những bệnh nhân bị chuột rút hàng đêm đến nỗi bệnh nhân không dám ngủ và đưa đến tình trạng trầm cảm nặng.
Trong suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới, sự ứ trệ dòng máu đi trong lòng các tĩnh mạch đặc biệt là trong tĩnh mạch sâu có thể làm tăng số lượng các chất chuyển hóa trong khối cơ bắp, khiến cho cơ dễ bị kích thích và gây co cơ. Bên cạnh đó, suy giãn tĩnh mạch khiến lưu thông máu kém, máu tĩnh mạch ( máu nghèo oxy) bị ứ đọng lại khiến cơ bắp chân bị thiếu oxy. Mặt khác tình trạng phù chân thường gặp trong suy tĩnh mạch cũng là nguyên nhân làm tăng tính kích thích của các sợi dây thần kinh tự chủ gây co cơ.
Nên hỗ trợ điều trị sớm
Sau khi xác định chính xác nguyên nhân gây chuột rút về ban đêm của bệnh nhân là tình trạng suy tĩnh mạch, bệnh nhân cần phải được hỗ trợ điều trị sớm và điểm. Việc hỗ trợ điều trị nên bắt đầu bằng thay đổi các thói quen như không ngồi xổm, không đi giày cao gót, xoa bóp chân trước khi đi ngủ, uống nước đầy đủ, không xoa dầu nóng... Bên cạnh đó, nên sử dụng các loại thuốc, thảo dược làm bền thành mạch, cải thiện sự lưu thông của dòng máu trong tĩnh mạch, sử dụng các loại tất áp lực để hỗ trợ điều trị suy tĩnh mạch.
Trong thực nghiệm lâm sàng hàng ngày, các chuyên gia về tĩnh mạch học cũng thấy rằng những thảo dược như nho, rutin, hạt dẻ ngựa, flavonoid chiết xuất từ vỏ quả cam chanh ( diosmin và hesperidin) có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ điều trị chứng suy giãn tĩnh mạch.
Mời các bạn xem thêm: